Ý kiến của các doanh nghiệp

BY ON 03-10-2013 IN Lập kế hoạch, Ý kiến doanh nghiệp Comments Off

Lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bia Huda Huế

y-kien-doanh-nghiep-01Công ty chúng tôi hàng năm có làm kế hoạch kinh doanh và kế hoạch này Tập đoàn ra điều kiện khoảng  tháng 8 hoặc 9 của năm nay phải làm kế hoạch cho năm sau, trong kế hoạch đó có cả kế hoạch phòng chống bão lụt. Vì vậy khoảng tháng 8 hằng năm, Công ty thành lập ban dự án để làm ngân sách và khi ngân sách đó được duyệt Công ty sẽ đưa ra các hạng mục cho năm và tháng 8 lên phương án cụ thể tùy theo từng diễn biến. Trước khi lên kế hoạch bộ phận chuyên trách báo cho các phòng ban để các phòng ban rà soát lại những gì các phòng ban thường gặp, đưa ra kinh nghiệm của từng năm, từng bộ phận sẽ lên kế hoạch cho bộ phận của mình rồi gửi lên cho bộ phận chuyên trách của Công ty nhằm giúp cho bộ phận chuyên trách lên kế hoạch được sát với thực tế của Công ty. Tuy nhiên, kế hoạch của Công ty chúng tôi chỉ phân công cho từng phòng ban nhưng chưa phân công cụ thể cho từng người, vì vậy sau khi tham gia lớp tập huấn về, tôi thấy cần điều chỉnh lại kế hoạch cụ thể và rõ ràng hơn.

Bà Mai Thị Hà – Trưởng phòng hành chính nhân sự – Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Phú – Bình Định

Bà Mai Thị Hà – Trưởng phòng hành chính nhân sự - Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Phú - Bình ĐịnhCông ty đã tham dự lớp tập huấn do VCCI tổ chức và thấy rằng: đây là một chương trình rất bổ ích cho các doanh nghiệp đóng tại miền Trung, vì đây là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng và thiệt hại do bã, lụt. Sau khi tập huấn về chúng tôi đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho Công ty, nhờ chương trình tập huấn quản lý rủi ro thiên tai mà chúng tôi mới có ý thức và nhận thức đầy đủ trong việc lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp mình.

Lãnh đạo Công ty cổ phần Thiên Phúc- Bình Định

Lãnh đạo Công ty cổ phần Thiên Phúc- Bình ĐịnhTrước đây, công ty chúng tôi chỉ làm kế hoạch khẩn cấp, chỉ khi nào có thông tin bão lụt thì công ty mới làm bản kế hoạch chung chung. Sau khi được tham gia vào lớp tập huấn quản lý rủi ro thiên tai của VCCI và Quỹ Châu Á tổ chức, tôi thấy cần phải xây dựng kế hoạch bài bản và phải làm hằng năm, nhưng công ty chúng tôi không có nguồn lực nên việc xây dựng kế hoạch cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Trần Văn Khiêm – Phó giám đốc công ty Giày Bình Định 

Ông Trần Văn Khiêm – Phó giám đốc công ty Giày Bình Định Chương trình tập huấn đã giúp cho các doanh nghiệp tham gia vào khoá tập huấn nhận thức được rủi ro thiên tai và mang tới cho chúng tôi những kiến thức vô cùng hữu ích về việc chuẩn bị sẵn sàng và lập kế hoạch bài bản để phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ rủi ro do  thiên tai gây ra.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Giảng viên nguồn Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giảng viên nguồn Nghệ AnTôi thấy tài liệu đào tạo của chương trình thì rất hay, rõ ràng. Là 1 giảng viên tham gia đào tạo tôi rất tâm đắc với giáo trình này. Tất nhiên mỗi công ty mỗi khác, họ có thể áp dụng phần này hoặc phần kia chứ không phải tất cả. Nhưng đó là các quy chuẩn chung, cái gì cũng được kế hoạch hóa, sơ đồ hóa hết, rất rõ ràng. Mỗi công ty tùy vào tình hình, năng lực thực tế của họ để họ có kế hoạch cho phù hợp.

Ông Trần Ngọc Hoàng – Trưởng phòng Công ty cổ phần Thủy điện Miền Trung – Đà Nẵng

Ông Trần Ngọc Hoàng – Trưởng phòng Công ty cổ phần Thủy điện Miền Trung - Đà NẵngCách thức tổ chức, giảng dạy và thực tập rất tốt, mang ý nghĩa thiết thực, không xa vời lý thuyết. Chương trình đưa ra các biểu mẫu cụ thể hướng dẫn cách làm, cách thực hành, diễn tập cụ thể về rủi ro thiên tai. Tôi ủng hộ cách học, cách giảng dạy như vậy. Bản thân tôi đã tham gia nhiều khóa học, cũng qua nhiều kỳ thi nhưng khóa học này làm người học chủ động hơn nhiều. Theo tôi khóa học này đặc biệt hay so với những khóa trước đây tôi đã học hiệu quả sẽ cao hơn.

Ông Nguyễn Phú Hoàng – Phó giám đốc Tổ chức – Hành Chính – Công ty cổ phần y tế Danameco – Đà Nẵng

Ông Nguyễn Phú Hoàng – Phó giám đốc Tổ chức - Hành Chính - Công ty cổ phần y tế Danameco - Đà NẵngTôi thấy khóa tập huấn rất bổ ích đối với bản thân tôi, giảng viên truyền đạt kiến thức dễ hiểu, đưa ra ví dụ cụ thể, làm cho người nghe dễ hiểu hơn, không nhàm chán trong việc tiếp thu các kiến thức đó.

.

.

Bà Nguyễn Thị Bích Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần May Khánh Hòa

Bà Nguyễn Thị Bích Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần May Khánh HòaỞ Khánh Hòa, công tác quản lý rủi ro thiên tai các doanh nghiệp rất mơ hồ, khi xảy ra không có kế hoạch và không biết phối hợp với cơ quan nào để giải quyết cái sự cố xảy ra. Nội dung của lớp học rất hữu ích, tác dụng lớn đối với doanh nghiệp. Sau khóa học thì doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn, đánh giá được mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Ông Lê Trọng Đại – Giám đốc Công ty Cổ phần May Halotexco – Nghệ An

Ông Lê Trọng Đại – Giám đốc Công ty Cổ phần May Halotexco - Nghệ AnChương trình đào tạo thì rất tốt, nhưng người tham dự hơi hạn chế quá.

Công ty có những đội ban phòng tránh và ban chỉ huy, nếu họ nắm được những kiến thức này thì rất tốt, trong khi những người đi học thì lại không chuyên, mặt khác họ cũng nhiều việc quá nên việc đi học về rồi phổ biến lại cho người khác cũng bị hạn chế.

Ông Nguyễn Minh Đức – Công ty cổ phần Thương mại Sabeco Bắc Trung Bộ – Nghệ An

Ông Nguyễn Minh Đức - Công ty cổ phần Thương mại Sabeco Bắc Trung Bộ - Nghệ AnTôi nghĩ thời gian học nên tổ chức đầu năm (từ tháng 4-5) trước mùa bão lũ để doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho việc lập kế hoạch.

.

.

.

Ông Nguyễn Công Tuấn – Giám đốc Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhất Nước – Nghệ An

Ông Nguyễn Công Tuấn – Giám đốc Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhất Nước - Nghệ AnThời gian từ khi mời học đến khi học hơi gấp, chưa có sự chuẩn bị. Nếu có thời gian thì người tham gia có thể xem qua, nắm được tinh thần trước khi đi học thì sẽ tốt hơn.

.

.

.

Ông Bạch Ngọc Toàn – Trưởng phòng KCS – Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại BQ – Đà Nẵng

Ông Bạch Ngọc Toàn – Trưởng phòng KCS – Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại BQ - Đà NẵngKhóa học đã đưa tới một sự cảnh báo “Không nên chủ quan với bất kỳ một loại hình rủi ro thiên tai nào xảy ra, mức độ ra sao”.

.

.

.

Ông Nguyễn Văn Thảo – Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Mỹ – Nghệ An

Ông Nguyễn Văn Thảo – Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Mỹ - Nghệ AnKhóa tập huấn có rất nhiều điều bổ ích. Thứ nhất là làm cho doanh nghiệp nhận diện được một số rủi ro thiên tai rình rập. Thứ hai là giúp doanh nghiệp xác định được phải có biện pháp phòng ngừa trước rủi ro thế nào, trong rủi ro phải ứng xử thế nào và xử lý sau rủi ro ra sao.

.

.

Ông Hồ Viết Thanh (Giảng viên nguồn) – Trưởng phòng –  Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

Ông Hồ Viết Thanh (Giảng viên nguồn) - Trưởng phòng -  Công ty cổ phần Vinatex Đà NẵngCông ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng gồm có 4 đơn vị trực thuộc ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Sau khi được tham gia khóa đào tạo ToT về, tôi cũng tổ chức buổi tập huấn về QLRRTT cho các cán bộ nhân viên trong các đơn vị cơ sở của công ty, đồng thời cũng có cử thêm một số cán bộ tham dự các khóa tập huấn của chương trình tổ chức trong năm 2012 để nâng cao kiến thức cho cán bộ công ty.

Ông Lê Đình Tuyển – Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phú – Nghệ An

Ông Lê Đình Tuyển - Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phú - Nghệ AnTrong khóa học, tôi đánh giá cao chu trình quản lý rủi ro thiên tai (RRTT). Nếu không học sẽ ko biết được điều này. Chương trình đào tạo đã giúp chúng tôi nắm được nhiều kiến thức bổ ích như phương pháp xác định điểm mạnh, điểm yếu; cách tính toán mức độ tổn thương dùng công thức RRTT= cường độ thiên tai x tính dễ bị tổn thương/khả năng. Do đó phải làm thế nào cho khả năng ứng phó của doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro sẽ càng giảm đi.

Ngoài ra chúng tôi còn được hướng dẫn lập danh sách điện thoại nóng của các đơn vị hỗ trợ (chính quyền địa phương, lực lượng dân quân, cơ quan phòng chống bão lụt, cấp cứu 115…).

Bà Hoàng Thị Thu Hằng – Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Công ty cổ phần xây dựng và phát triển  Miền Bắc – Nghệ An

Bà Hoàng Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Công ty cổ phần xây dựng và phát triển  Miền Bắc - Nghệ AnSau khi tham gia khóa học, điều đầu tiên xin cảm ơn Quỹ Châu Á và các đơn vị đã tổ chức khóa học rất bổ ích. Đặc biệt là với một doanh nghiệp sản xuất thì rất hữu ích. Doanh nghiệp đã nắm được những nguyên lý, những kiến thức khung cơ bản về lập kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai. Trước đây chỉ làm theo quán tính chứ chưa có cơ sở. Sau khi tham gia khóa đào tạo thì có tính tổ chức cao hơn trong việc lập kế hoạch và cũng tuyên truyền rộng rãi cho cán bộ công nhân viên cùng có ý thức.

Ông Lê Quý Anh Hùng – Trưởng phòng Công ty cổ phần du lịch DMZ – Huế

Ông Lê Quý Anh Hùng – Trưởng phòng Công ty cổ phần du lịch DMZ - HuếSau khóa học, lãnh đạo doanh nghiệp cũng chỉ đạo và phổ biến đến  toàn công ty và đã xây dựng kế hoạch rõ ràng dựa theo chương trình học vừa rồi như: chuẩn bị tài sản, mua máy phát điện và một số vật tư khác để phòng chống bão, mua bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp. Phương án về con người: đã lập phương án dự phòng đối với khách hàng khi có thiên tai xảy ra. Doanh nghiệp cũng có một kế hoạch sau thiên tai (khi thiên tai xảy ra rồi thì có kế hoạch khắc phục những thiệt hại do thiên tai xảy ra).

Ông Nguyễn Nam Hồng – Phó giám đốc Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn – Đà Nẵng

Ông Nguyễn Nam Hồng – Phó giám đốc Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn - Đà NẵngVừa rồi, Xí nghiệp đã triển khai diễn tập cho người lao động để làm quen với tình huống thực tế và phân công nhiệm vụ để họ biết phải làm gì khi có thiên tai xảy ra. Phối hợp với công an, quân đội và chính quyền địa phương (lực lượng đông, chuyên nghiệp có các phương tiện) khi có thiên tai xảy ra.

Ông Nguyễn Phú Hoàng – Phó giám đốc Công ty cổ phần y tế Danameco – Đà Nẵng

Ông Nguyễn Phú Hoàng – Phó giám đốc Công ty cổ phần y tế Danameco - Đà NẵngĐặc điểm của doanh nghiệp là nhà xưởng của doanh nghiệp rất kiên cố, kho xưởng đạt chuẩn của bộ y tế, do đó vấn đề hư hỏng về tài sản hàng hóa rất hiếm. Vì vậy, doanh nghiệp chủ yếu lên kế hoạch tập trung vào các vấn đề như chèo chống, giằng mái, che chắn nhà xưởng, thông rác ở các khe, rãnh để tránh ngập úng khi mưa bão gây hư hỏng nhà xưởng.

Ông Đỗ Minh Sơn –  Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Mây Việt – Khánh Hòa

Ông Đỗ Minh Sơn -  Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Mây Việt - Khánh HòaSau khi học về đã báo cáo với giám đốc về những nội dung học và đề xuất xây dựng kế hoạch. Hiện tại một số nội dung đã triển khai như sau: thành lập ban phòng chống lụt bão, trước mùa mưa thì chặt cây do cây lớn dễ đổ vào tường, thực hiện khai thông cống rãnh, tránh gây ách tắc ngập úng vào sản phẩm của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Rapexco Đại Nam – Khánh Hòa

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Rapexco Đại Nam - Khánh HòaSau khi học về, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể, bài bản. Hiện tại, doanh nghiệp đã thực hiện dán Sơ đồ thoát hiểm tại mỗi nhà xưởng, tiến hành chặt cây cối trước mùa mưa bão để tránh gãy, đổ gây ảnh hưởng đến con người và nhà xưởng, chuẩn bị các xe chuyên dụng để máy móc phòng khi ngập lụt.

Ông Nguyễn Đình Bá – Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Đăng Tuấn – Thành phố Huế

Ông Nguyễn Đình Bá – Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Đăng Tuấn – Thành phố HuếSau khi tham gia tập huấn, chúng tôi tiến hành: xây dựng nâng cấp nhà xưởng cho cao để ngăn lũ, chuẩn bị các máy phát điện dự phòng để tránh khi cúp điện mùa mưa bão, có các kệ giàn giáo để sản phẩm cho cao, giảm thiệt hại khi ngập lụt, nếu có bão cấp 10-12 thì thông báo cho công nhân nghỉ để giảm thiệt hại về con người do thiên tai gây ra

Ông Nguyễn Thiên Phong – Giám đốc Nhà máy thức ăn chăn nuôi – Khánh Hòa

Ông Nguyễn Thiên Phong – Giám đốc Nhà máy thức ăn chăn nuôi - Khánh HòaCông tác xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai trước đây chưa có, mà chủ yếu xử lý theo từng đợt thiên tai xảy ra. Sau khóa học, nhà máy được sự hỗ trợ của dự án đã xây dựng các kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai. Vừa rồi, công ty đã đầu tư mua sắm dụng cụ phòng chống như dây thừng, bạt để che phủ lên nguyên liệu đầu vào, xe cộ, thiết bị y tế, giá kệ để hàng hóa lên cao…

Ông Võ Văn Đại – Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Vạn Phần – Nghệ An

Ông Võ Văn Đại – Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Vạn Phần - Nghệ AnSau khi tham gia đào tạo, công tác phòng chống bão lụt của công ty được hệ thống hóa hơn, nhà xưởng vừa được xây mới thêm một khu nhà, chằng chống kĩ càng chu đáo hơn. Trong thực tế áp dụng, công ty không áp dụng được toàn bộ các bước bài bản như trong lý thuyết được học mà phải cắt bớt một số bước để phù hợp với công ty.

Ông Lê Quang Hòa – Phó trưởng Ban QL KKT Đông Nam, Nghệ An.

Ông Lê Quang Hòa - Phó trưởng Ban QL KKT Đông Nam, Nghệ AnThiên tai rất bất ngờ, thiệt hại cho doanh nghiệp rất lớn, mỗi động thái, mỗi bản kế hoạch phòng chống thiên tai sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp đặc biệt trong vấn đề về an toàn cho con người và bảo vệ tài sản doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sau tập huấn sẽ xây dựng được bản kế hoạch phòng chống thiên tai cho doanh nghiệp của mình dựa trên phương châm 4 tại chỗ.

Ông Phan Văn Hiếu, đại diện Công ty Tôn Hoa Sen chi nhánh Nghệ An

Ông Phan Văn Hiếu, đại diện Công ty Tôn Hoa Sen chi nhánh Nghệ AnRất may mắn được Tôn Hoa Sen cử đi tham gia tập huấn lần này, qua đó tôi càng nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các kịch bản ứng phó với tình huống khẩn cấp trong thiên tai. Phương pháp và các biểu mẫu này chúng tôi sẽ vận dụng ngay để xây dựng bản kế hoạch quản trị rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp mình.

Bà Trần Thị Nguyệt, BQL KKT Đông Nam Nghệ An

Bà Trần Thị Nguyệt, BQL KKT Đông Nam Nghệ AnMặc dù đang công tác tại BQL KKT Đông Nam Nghệ An, đến tận hôm nay, tôi mới được biết và nắm bắt cụ thể về Luật Phòng chống thiên tai. Tôi mong muốn những DN đã tham gia lớp tập huấn này khi trở về đơn vị, sẽ cụ thể hóa các kiến thức, kỹ năng đã học thành một bản kế hoạch khả thi cụ thể để trình và thuyết phục được lãnh đạo DN thông qua. Ngày tập huấn  rất tập trung, hiệu quả vừa qua trong bối cảnh cơn bão số 3 đang cận kề, DN phải trở về lo phòng chống bão. Mặc dù vậy, chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều về phương pháp luận, và có thể áp dụng trong các tình huống khác như: quản lý rủi ro trong an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, hay các thảm họa khác

Bà Trần Thị Hạnh – Giám đốc công ty TNHH vận tải Khải Thịnh

Bà Trần Thị Hạnh - Giám đốc công ty TNHH vận tải Khải ThịnhDù thời gian tập huấn chỉ có 2 ngày nhưng tôi đã học hỏi được rất nhiều thông tin quan trọng để phòng tránh những thảm họa trong tương lai. Qua khóa tập huấn, tôi nhận thấy rằng thiên tai diễn biến rất khó lường, và con người cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu, lên các kịch bản tình huống và các phương án bảo vệ cụ thế theo mức độ ưu tiên cho từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai…Trong thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu, mặc dù tổn thất về tài sản lên đến 3 triệu USD, nhưng rất may mắn là không có thiệt hại về người. Cần lên phương án cho từng loại thiên tai thường xảy ra, cần có sự hỗ trợ của chính quyền và phải được diễn tập thành thục. Doanh nghiệp hãy mua bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm con người và tài sản, hãy tự cứu lấy mình trước khi quá muộn

Ông Huỳnh Chờ – Giám đốc nhân sự Viettronimex, Đà Nẵng

Ông Huỳnh Chờ - Giám đốc nhân sự Viettronimex, Đà NẵngHãy tập trung vào những điểm xung yếu, chi phí phòng ngừa chỉ bằng 1 phần vạn giá trị hàng hóa, tài sản có thể bảo vệ. Rủi ro thiên tai không chừa bất cứ ai, doanh nhân và doanh nghiệp cần ý thức được điều đó và nghiêm túc xây dựng các bản kế hoạch chi tiết về quản trị rủi ro thiên tai và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ nhưng DN sẽ bảo vệ được một khối lượng tài sản to lớn, và quan trọng hơn là bảo vệ được nhân viên, bạn hàng, khách hàng của mình trong thiên tai

Ông Huỳnh Thanh Tòng,Trưởng Ban quản lý các KCN trên địa bàn Quảng Nam

Ông Huỳnh Thanh Tòng,Trưởng Ban quản lý các KCN trên địa bàn Quảng NamĐứng trên góc độ quản lý Khu công nghiệp (KCN), qua tập huấn, tôi đặc biệt đánh giá cao về phương pháp mà các giảng viên của Dự án truyền đạt, với tính tương tác cao, tập trung vào thực hành, lấy người học làm trung tâm. Không dùng các ngôn từ mang tính vĩ mô,văn bản chỉ đạo chung chung,mà sử dụngcác bài tập thực hành thực tế như: thảo luận nhóm, tương tác trực tiếp, đây là phương pháp rất hiệu quả trong đào tạo. Mặc dù thành phần học viêncác nhóm rất đa dạng, đến từ nhiều công ty và nhiều bộ phận khác nhau, nhưng vẫn có thể thảo luận, đóng góp trí tuệ vào bản kế hoạch cụ thể. Tuy khoá tập huấn diễn ra trong 01 ngày, nhưng tôi nghĩ rằng nếu các DN chuẩn bị tâm thế tốt hơn, thời gian tập huấn vẫn có thể rút ngắn được hơn nữa trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc. Ban quản lý sẽ từng bước học hỏi nắm bắt và áp dụng phương pháp này cho các tập huấn cho DN trong KCN của chúng tôi