Tại sao doanh nghiệp phải lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai

BY ON 26-09-2013 IN Lợi ích đối với doanh nghiệp, Thông tin cần biết Comments Off

Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai (RRTT) và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã lập là một việc nên làm thường xuyên, nhất là đối với những RRTT thường xảy ra trên địa bàn hoạt động của doanh nghiệp để doanh nghiệp luôn sẵn sàng và chủ động ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản sau mỗi lần thiên tai.

RRTT có nhiều loại: có loại RRTT thường xảy ra theo mùa, vụ trong những thời gian nhất định, có thể dự báo sớm (như lụt, bão). Có loại RRTT xảy ra bất thường, chưa thể dự báo sớm, cảnh báo sớm (như động đất, sóng thần..) .

Đối với những loại RRTT thường xảy ra theo mùa có tính định kỳ (bão, lụt), doanh nghiệp cần lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với RRTT theo định kỳ và gắn với quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp để chuẩn bị ứng phó có hiệu quả khi xảy ra RRTT và khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, đưa hoạt động của doanh nghiệp trở lại bình thường một cách nhanh nhất sau khi thiên tai xảy ra. Chính vì vậy, cần xem kế hoạch về phòng ngừa và ứng phó với RRTT là một hoạt động không thể thiếu được và cần gắn liền với kế hoạch SXKD của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch là xác định các hoạt động thiết yếu/cần thiết nhất mà doanh nghiệp cần phải duy trì hoạt động và sắp xếp được thứ tự của các công việc ưu tiên cần thực hiện:

i.   Khi chưa xảy ra thiên tai để phòng ngừa;

ii.   Lúc xảy ra thiên tai để ứng phó kịp thời;

iii.   Sau khi  xảy ra thiên tai để khôi phục lại tình trạng kinh doanh và đời sống bình thường ở doanh nghiệp

Trong mỗi giai đoạn nói trên, cần xác định rõ những hoạt động thiết yếu/cần thiết nhất  mà doanh nghiệp phải thực hiện để duy trì hoạt động trong mọi tình huống thiên tai.

Mục đích lập kế hoạch nhằm chuẩn bị, phòng ngừa, ứng phó với RRTT thường xảy ra và khắc phục hậu quả, khôi phục kinh doanh sản xuất sau khi bị thiên tai. Tài liệu này hướng dẫn trình tự và nội dung cần tiến hành khi lập và thực hiện  kế hoạch về phòng ngừa và ứng phó RRTT đối với doanh nghiệp và giới thiệu những trường hợp nghiên cứu điển hình ở các doanh nghiệp thuộc nhiều địa phương, nhiều ngành nghề khác nhau.

Nếu doanh nghiệp đã có kế hoạch và luôn chuẩn bị tốt cho tình huống bão và lụt, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động ứng phó trong mọi tình huống thiên tai hoặc thảm họa sẽ xảy ra. Vì các kế hoạch ứng phó với các tình huống khủng hoảng khác thường được xây dựng trên những nguyên tắc và trình tự tương tự với tình huống bão lụt.

Nguy cơ bão và lụt

Nước ta chịu ảnh hưởng của 13 loại hình thiên tai các loại như: hạn hán, động đất, cháy rừng, bão, lũ, sạt lở đất… Nhưng xảy ra thường xuyên nhất và gây thiệt hại lớn nhất vẫn là lũ và bão (83% số người thiệt mạng và hơn 70% thiệt hại về kinh tế).

Bão kèm theo mưa lớn là tác nhân chính của những trận lũ lớn trên các triền sông, nhất là đồng bằng sông Hồng và miền Trung, tạo sức ép toàn diện đối với vùng hạ lưu, tàn phá nhiều mặt đối với đời sống kinh tế – xã hội. Theo cảnh báo của Trung tâm Phòng chống thiên tai châu Á, biến đổi khí hậu làm thiên tai ngày càng nghiêm trọng hơn, nhất là với quốc gia nhạy cảm trước thiên tai như Việt Nam. Rủi ro thiên tai (RRTT) cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp, nhất là các  doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thường xuyên bị bão và lũ đều có ban phòng chống bão lụt và ban này có trách nhiệm theo dõi tình hình thời tiết và thông báo cho những người liên quan. Để tiện theo dõi và có thể hiểu và chuyển tải một cách nhanh chóng các tin thông báo thời tiết liên quan đến gió và bão, các doanh nghiệp có thể tham khảo bảng cấp gió và sóng dưới đây:

Bảng cấp gió và sóng (Việt Nam)

Cấp gió

Tốc độ gió

Độ cao sóng trung bình

Mức độ nguy hại

Bô-pho

m/s

km/h

m

0

1

2

3

0-0.2

0,3-1,5

1,6-3,3

3,4-5,4

<1

1-5

6-11

12-19

-

0,1

0,2

0,6

Gió nhẹ.

Không gây nguy hại.

4

5

5,5-7,9

8,0-10,7

20-28

29-38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

6

7

10,8-13,8

13,9-17,1

39-49

50-61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2-20,7

20,8-24,4

62-74

75-88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

10

11

24,5-28,4

28,5-32,6

89-102

103-117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.

12

13

14

15

16

17

32,7-36,9

37,0-41,4

41,5-46,1

46,2-50,9

51,0-56,0

56,1-61,2

118-133

134-149

150-166

167-183

184-201

202-220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

 

Nguồn:  Hội Đập lớn và Phát triển Nguồn nước Việt Nam (VNCOLD)