Quá trình quản lý rủi ro thiên tai gồm ba giai đoạn chính:
Phòng ngừa: Các hoạt động chuẩn bị được tiến hành trước khi thiên tai xảy ra ;
Ứng phó: Những hoạt động tiến hành trong khi thiên tai xảy ra bao gồm cả công tác cứu trợ ;
Khắc phục hậu quả: các hoạt động tiến hành sau khi thiên tai xảy ra.
Thực chất, quản lý thiên tai không chỉ bao gồm ứng phó và giảm nhẹ thiên tai. Đây là một quá trình mang tính hệ thống nhằm giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực và các hậu quả do thiên tai gây ra, với mục đích: Giảm thiểu tổn thất thông qua công tác chuẩn bị và ứng phó hiệu quả ; Làm cho việc phục hồi hiệu quả và bền vững hơn.
Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp :
Ý thức trách nhiệm và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các hoạt động liên quan đến công tác QLRRTT là điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện được các hoạt động này. Chính vì vậy, cần có các hoạt động nâng cao nhận thức và ý thức của lãnh đạo doanh nghiệp. Khi họ đã nhận thức được lợi ích của việc lập kế hoạch ứng phó với thiên tai, họ có thể bố trí kinh phí, thời gian và nguồn lực để xây dựng kế hoạch.
Quy định của doanh nghiệp:
Việc đầu tiên cần làm là thành lập ban chỉ đạo phòng chống bão lụt (PCBL) tại doanh nghiệp. Ban chỉ đạo cần có đầy đủ đại diện của các phòng ban liên quan và có phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, có sơ đồ tổ chức và thông tin liên lạc, địa chỉ liên hệ của ban PCBL. Và khi đã xây dựng được bản kế hoạch bài bản và hợp lý, cần có những quy định cụ thể để thực hiện. Vì nếu những kế hoạch này xây dựng tốt doanh nghiệp hoàn toàn
Đọc thêm: Khái niệm về quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) trong doanh nghiệp (DN)