Hội thảo “Biến đổi khí hậu và nguy cơ đối với Doanh nghiệp – Góc nhìn về các Doanh nghiệp tại Long An”
Nhằm tăng cường sự tham gia hợp tác của khối doanh nghiệp trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và những rủi ro thiên tai tại tỉnh Long An. Ngày 5 tháng 5 năm 2015, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDEC2) kết hợp với Chi cục Thủy Lợi và Phòng chống bão lụt Long An tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và nguy cơ đối với Doanh nghiệp – Góc nhìn về các Doanh nghiệp tại Long An” để thảo luận và lấy ý kiến bổ sung cho các kết quả nghiên cứu cũng như hướng sử dụng các nghiên cứu này như thế nào trong tương lai và nêu các quan điểm bổ sung vào các đánh giá liên quan đến tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) tại tỉnh Long An thông qua giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá về thích ứng BĐKH liên quan đến Doanh nghiệp. Đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Rừng và Đồng Bằng” do Winrock tài trợ, với sự hỗ trợ của USAID và điều phối của Quỹ Châu Á tại Việt Nam.
Hội thảo được tổ chức tại Văn phòng Đồng Tâm Group- Số 7, khu phố 6, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với đại diện từ Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, đại diện Winrock, đạị diện doanh nghiệp địa phương, đại diện Quỹ Châu Á, các tổ chức quốc Phi chính phủ tế và trong nước,… Hội thảo được tiến hành trong buổi sáng và gồm những nội dung chính sau:
Khai mạc hội thảo (Mr. Võ Kim Thuần- Chi cục trưởng- Chi cục Thủy Lợi và Phòng chống bão lụt Long An)
Phát biểu đại diện dự án “Rừng và đồng bằng” (Mr. Mark Fenn- Winrock)
Giới thiệu chương trình nghiên cứu và các điểm cần đạt được tại Hội thảo (Mr. Nguyễn Trí Thanh- Đại diện TAF)
Bài Trình bày gồm những phần sau:
• Tình hình triển khai các công tác về BĐKH của tỉnh Long An (Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Long An)
• Kết quả nghiên cứu đánh giá về BĐKH tại các DN trong các Khu công nghiệp tỉnh Long An
• Kết quả đánh giá năng lực đào tạo về BĐKH cho DN tại Long An
• Kết quả nghiên cứu về vai trò của khối Ngân hàng trong thích ứng với BĐKH: nghiên cứu điển hình
Các phát hiện chính qua các nghiên cứu và trình bày:
- Phần lớn các DN chỉ biết đến khái niệm BĐKH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, không được thông báo các thông tin, kịch bản biến đổi khí hậu, thiên tai
- Đa số các DN chưa có các biện pháp cụ thể đánh giá và có kế hoạch quản lý, phòng tránh rủi ro
- Liên kết trong chuỗi cung ứng về quản lý rủi ro thiên tai còn lỏng lẻo và chưa thực chất
- Nước là vấn đề nghiêm trọng và thu hút quan tâm của đa số các DN
- DN sẵn sàng làm việc với Chính quyền và các bên liên quan về quản lý rủi ro Biến đổi khí hậu
- Hầu hết các DN chưa được đào tạo để nâng cao nhận thức và khái niệm về Biến đ6ỏi khí hậu
- Hầu hết các Cơ sở đào tạo đều có đội ngũ giảng viên, và có cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác đào tạo về các lãnh vực nhưng chưa có khóa đào tạo nào về BĐKH cho DN được tổ chức tại tỉnh
- Nhận thức và sự quan tâm của các DN đối với các vấn đề BĐKH còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đa số (83%) các DN có nhu cầu cần được đào tạo về thích ứng BĐKH
- Chưa có Ngân hàng nào có chiến lực, kế hoạch đánh giá, kiểm soát rủi ro BĐKH
- Tín dụng có tính chất tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH: số lượng hầu như không đáng kể
- Mức độ rủi ro hiện hữu: khoảng 42% tổng danh mục tín dụng nhạy cảm với BĐKH
Hội thảo trao đổi, thảo luận và thống nhất những vấn đề sau:
- Chủ động ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai luôn là mối quan tâm lớn nhất của toàn cầu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp, cực đoan với tần suất cường độ ngày càng gia tăng, và hậu quả cũng khôn lường.
- Đồng bằng nam bộ là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam và cũng là khu vực chịu tác động rất nặng nề do BĐKH gây ra. Không còn quá sớm để xây dựng chiến lược và chương trình để chủ động ứng phó với rủi ro thiên tai và BĐKH cho các DN VN.
- Nhằm hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp chủ động ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Chính quyền tỉnh Long An đã và đang thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, có 2 dự án được thực hiện hàng năm: diễn tập cứu hộ và cứu nạn khi xảy ra thiên tai.
- Giai đoạn 2013-2015: các dự án thuộc lãnh vực tài nguyên nước, nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, nhận thức của cộng đ6òng nhằm thích ứng BĐKH.
- Giai đoạn sau 2015: dự án công trình và phi công trình thuộc các lãnh vực kinh tế xã hội.
- Cập nhật kế hoạch BĐKH Long an: phân tích kế hoạch ứng phó BĐKH hiện hành; Thu thập thông tin từ các ngành, lĩnh vực, đối tượng khác; Phân tích tính dễ bị tổn thương và đánh giá rủi ro; Xác định các ưu tiên và đề xuất giải pháp ứng phó
Một số ý kiến cho rằng nhóm nghiên cứu cần tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp ở Long An đánh giá rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu trong quá khứ như thế nào; Đánh giá và nhận thức của DN với rủi ro biến đổi khí hậu trong tương lai; Thúc đẫy hợp tác công tư với hạt nhân là các Doanh nghiệp quản lý rủi ro thiên tai.
Đại diện một doanh nghiệp cho rằng: Thay đổi nhận thức về BĐKH ở doanh nghiệp là điều bức thiết hàng đầu. Họ phải hiểu rõ được BĐKH sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng để thừ đó có những biện pháp tương thích cho tương lai. Vì vậy, rất mong sự hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan liên quan trong việc đào tạo nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước cũng là vấn đề hiện nay các doanh nghiệp quan tâm, họ cho rằng giá nước mà DN phải chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh là 60.000đ/mét khối là cao. Vì vậy DN rất mong có sự can thiệp của chính quyền địa phương có những hỗ trợ đề doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất.