Giới thiệu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (SCR)

BY ON 01-10-2013 IN Lập kế hoạch, Trách nhiệm xã hội (TNXH) Comments Off

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc cân bằng ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (TNXH) mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Hoạt động từ thiện là một phần TNXH của doanh nghiệp, chính vì vậy các hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nếu đó là một phần trong chiến lược thực hiện TNXH tổng thể của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần hiểu thêm về: Khái niệm TNXHDN trong lĩnh vực QLRRTT; Các văn bản và tổ chức có liên quan đến TNXHDN; thực trạng TNXHDN trong lĩnh vực QLRRTT ở Việt Nam; Lợi ích mà TNXHDN mang lại; Cam kết của DN đối với cộng đồng.

 Lập kế hoạch hỗ trợ cộng đồng: Trong những năm qua, thiệt hại do thiên tai ở nước ta đã thu hút nhiều sự hỗ trợ và các hoạt động từ thiện của công chúng, với với sự tham gia tích cực và nhiệt tình của các phương tiện thông tin và truyền thông. Trên thực tế, rất nhiều người, thường ngày rất ít khi đóng góp cho các hoạt động từ thiện, vẫn sẵn sàng đóng góp cho các cộng đồng để khắc phục hậu quả khi bị thiên tai. Theo Hội chữ thập đỏ và các tổ chức cứu trợ thì việc hỗ trợ thường tập trung vào khoảng 10 ngày sau khi thiên tai xảy ra – khi phương tiện truyền thông đại chúng tập trung đưa tin về ảnh hưởng và thiệt hại của bão. Sau  khoảng thời gian đó, rất ít có sự hỗ trợ tiếp tục. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lập kế hoạch trước để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, nêu rõ khi nào cần hỗ trợ, hỗ trợ như thế nào, quy mô hỗ trợ ra sao, để doanh nghiệp có thể hỗ trợ hiệu quả và thiết thực hơn cho cộng đồng. Các doanh nghiệp: có kế hoạch hỗ trợ cộng đồng; nắm được các hình thức hỗ trợ; cách kêu gọi hỗ trợ; lựa chọn đối tác thực hiện, và các kênh nhận hỗ trợ và đóng góp.

Thúc đẩy văn hóa hỗ trợ từ thiện ở Việt Nam

Thời gian qua, đóng góp từ người dân, các tổ chức và doanh nghiệp đã trao tận tay nhiều tỷ đồng hàng cứu trợ cho nạn nhân các đợt bão và lũ lụt. Ngoài ra, hàng năm, cá nhân và tổ chức ở Việt Nam cũng đã tự nguyện quyên góp hàng trăm tỷ đồng cho các quỹ từ thiện. Báo chí và các đài truyền hình tổ chức nhiều hình thức quyên góp cho các hoạt động và chương trình từ thiện. Các doanh nghiệp cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản khi hỗ tợ từ thiện cũng như một số lưu ý về giảm trừ và/hoặc miễn thuế.

Những bài học rút ra từ thực tế:

Để thực sự tăng cường sự đóng góp từ thiện của doanh nghiệp vào lĩnh vực này, các tổ chức hiện nay của Việt Nam có chức năng quyên góp từ thiện, cần hoạt động chuyên nghiệp hơn để có thể vận động quyên góp tiền thường xuyên từ các doanh nghiệp và doanh nhân, và tổ chức công tác này một cách quy mô, có chiến lược lâu dài nhằm thu hút sự đóng góp của công chúng và cộng đồng doanh nghiệp. Cần có sự tham gia và hỗ trợ tích cực hơn của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực hỗ trợ từ thiện để không những vận động hiệu quả hơn mà còn sử dụng hiệu quả và minh bạch các khoản hỗ trợ từ thiện đó. Điều này không những sẽ giúp cho các hoạt động hỗ trợ từ thiện trở nên chuyên nghiệp, và người dân, cộng đồng, và doanh nghiệp sẽ cảm thấy tin tưởng. Vì thế sự đóng góp và hỗ trợ sẽ tăng dần lên. Đọc thêm…