Hãy lên kế hoạch để bảo vệ tài sản, sự đầu tư và người lao động của doanh nghiệp.
Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về các bước lập kế hoạch nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, CED xây dựng các bài học trực tuyến hướng dẫn các bước lập kế hoạch cho doanh nghiệp.
Để học hết các nội dung hướng dẫn này bạn cần dành thời gian ít nhất là 2 tiếng (phần 1 khoảng 30 phút và phần 2 khoảng 1h30 phút). Dưới các phần hướng dẫn đều có các bài trình bày bạn có thể sử dụng để hướng dẫn lại cho các đồng nghiệp hay người lao động trong doanh nghiệp bạn hoặc sử dụng cho các khóa đào tạo về lập kế hoạch.
Phần I: Các khái niệm và thông tin cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong doanh nghiệp
Mục đích của phần này, giúp học viên:
Nắm được quá trình quản lý rủi ro thiên tai trong doanh nghiệp và hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai
• Quá trình QLRRTT
• Những thiệt hại do thiên tai xảy ra đối với DN
• Xu hướng toàn cầu
• Làm thế nào doanh nghiệp có thể tham gia quản lý rủi ro thiên tai
• Lợi ích và ý nghĩa mà QLRRTT mang lại cho DN
• Tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam
(Video thời lượng: 3’54’’)
Các biện pháp giảm nhẹ (chiếu video minh họa về bão và lũ lụt)
Xây dựng kế hoạch ứng phó trong tình huống khẩn cấp (bao gồm cả kế hoạch hỗ trợ cộng đồng và phục hồi sau thiên tai) – làm bài tập 4.
Nhiệm vụ cụ thể trước mùa mưa bão và sẵn sàng đón bão (Ví dụ)
Trong thiên tai: Giai đoạn ứng phó
Phương án bảo vệ con người trong thiên tai
Phương án bảo vệ tài sản trong thiên tai
Phương án đảm bảo việc cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất và thực hiện nghĩa vụ giao hàng với khách hàng (phục vụ sản xuất kinh doanh bình thường sau thiên tai)
Phương án sử dụng công cụ dự phòng và thông tin liên lạc trong chỉ huy ứng phó tình huống khẩn cấp
Kinh phí phục vụ phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp rủi ro thiên tai
Sau thiên tai: Khôi phục quay trở lại sản xuất
Đánh giá thiệt hại và lập báo cáo gửi đến các cơ quan có liên quan
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chính quyền và các tổ chức có liên quan
Sửa chữa và dọn dẹp vệ sinh sau thiên tai (nhà xưởng, hệ thống điện, nước và hệ thống vận hành các thiết bị khác. Đường sá, khai thông cống rãnh thoát nước, hóa chất độc hại, các vật liệu nguy hiểm, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm phòng bệnh,…)
Hỗ trợ người lao động (bản thân và gia đình bị tổn hại về sức khỏe và tài sản, bị mất việc làm, các hỗ trợ có thể là lương thực, thực phẩm, nước sạch, áo quần và các vật dụng gia đình khác liên quan)
Tìm nguồn vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh
Làm việc với bảo hiểm để nhận bồi thường bảo hiểm
Đưa các thiết bị và máy móc về vị trí ban đầu
Làm việc với các đối tác, khách hàng
Chuẩn bị đủ các điều kiện để vận hành lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
Bài tập này giúp học viên đánh giá mức độ rủi ro của các hiểm hoạ thiên tai đối với doanh nghiệp mình, để ưu tiên lập kế hoạch giảm nhẹ, phòng chống và ứng phó với loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn doanh nghiệp đóng. (Video thời lượng: 6’46’’)
Bài tập này giúp học viên hiểu được cách phân tích rủi ro thiên tai, các điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục nhằm giảm ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai có thể gây ra cho doanh nghiệp. (Video thời lượng 4’19’’)
Bài tập này giúp học viên lên danh sách cụ thể các thiết bị và tài sản của doanh nghiệp cần di dời và bảo vệ trong tình huống thiên tai khẩn cấp. (Video thời lượng 3’23’’)
Bài tập này giúp học viên lên phương án sơ tán cho nhân viên, người lao động và chuẩn bị hậu cần cho sơ tán của doanh nghiệp (tuỳ theo quy mô và điều kiện thực tế của doanh nghiệp). (Video thời lượng 3’32’’)
Bài tập này giúp học viên lên danh sách toàn bộ khách hàng và nhà cung cấp cho doanh nghiệp và đánh giá khả năng cung cấp của các nhà cung cấp thiêt yếu để tìm kiếm giải pháp khắc phục và có kế hoạch dự phòng trong tình huống thiên tai nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp. (Video thời lượng 6’11’’)
Bài tập này giúp học viên tổng hợp các yêu cầu về hậu cần cho phòng chống thiên tai bao gồm: các loại vật tư, dụng cụ phòng chống bão lụt, danh sách các đồ dung, dụng cụ và thực phẩm nước uống dự trữ trong tình huống khẩn cấp. (Video thời lượng 1’31’’)
Bài tập này hướng dẫn học viên cách cập nhật và thông báo diễn biến thiên tai cho công nhân viên, người lao động và khách hàng của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến mới nhất của thiên tai để doanh nghiệp ứng phó kịp thời. (Video thời lượng 4’28’’)
Bài tập này giúp học viên sau khi phân tích các rủi ro thiên tai, điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp, sẽ đưa ra 2 nhóm giải pháp khắc phục (Giải pháp công trình và phi công trình) nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp. (Video thời lượng 2’58’’)
Phần III: Kinh nghiệm, thực tiễn từ các doanh nghiệp Việt Nam và các biện pháp gia cố công trình
Mục đích của phần này, giúp học viên:
Tham khảo các bước lập kế hoạch và thử nghiệm bản kế hoạch bằng cách diễn tập tại một số doanh nghiệp Việt Nam; Kinh nghiệm ứng phó thiên tai của các nước trên thế giới; Nắm được một số kỹ thuật gia cố công trình: mái tôn, cửa kính, cửa sổ,… nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai.