Đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp

BY ON 26-09-2013 IN Lập kế hoạch, Lập kế hoạch ứng phó Comments Off

Sau khi đã xác định các hoạt động chủ chốt của DN, bước tiếp theo là đánh giá mức độ rủi ro mà DN có thể gặp trong tình huống thiên tai. Kiểm tra lại những nguy cơ về thiên tai đối với từng địa phương.

 Đánh giá rủi ro là một bước quan trọng trước khi xây dựng kế hoạch quản lý thiên tai. 

Trong tình huống bão lũ, DN cần đặt ra các giả thuyết, ví dụ:

  • Nhà xưởng, kho bãi có nguy cơ bị thiệt hại không
  • Các vật dụng, đồ dùng có nguy cơ bị mất hay hỏng không
  • Hệ thống thiết bị (máy móc văn phòng, máy tính)
  • Tính mạng của nhân viên (đang làm việc tại DN hoặc đang ở nhà, trên đường đến/về).

Có thể dùng bảng đánh giá sau để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp:

Nguy cơ rủi ro

Khả năng có thể xảy ra

Ảnh hưởng đến con người

Ảnh hưởng đến tài sản

Ảnh hưởng đến HĐKD

Nguồn lực bên trong

Nguồn lực bên ngoài

Tổng cộng

Cao – thấp

5 – 1

Ảnh hưởng mạnh – Ít ảnh hưởng

5- 1

NL kém – NL mạnh

5-1

Bão thông thường
Siêu bão nhiệt đới
Lụt
Lở đất
Lốc, gió xoáy
  • Khả năng có thể xảy ra (đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn công ty hoạt động)
  • Ảnh hưởng về con người (bị thương, chết hoặc mất tích), ảnh hưởng về tài sản (hư hại về cơ sở vật chất, tòa nhà và các thiết bị bên trong)
  • Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (chi phí để phục hồi, sửa chữa cơ sở vật chất + mất lợi nhuận do gián đoạn kinh doanh + chi phí cố định)
  • Nguồn lực bên trong là những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể có ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp hoặc khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn thì có thể nguồn bổ sung ngay (ví dụ người được phân công quản lý trong tình huống khẩn cấp, thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ, máy phát điện dự phòng của doanh nghiệp ….)
  • Nguồn lực từ bên ngoài là những nguồn lực có sẵn khi doanh nghiệp yêu cầu hay có hợp đồng cung cấp (ví dụ yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp từ các cơ quan khác ở địa phương, dịch vụ y tế, bệnh viện, cung cấp dịch vụ điện, nước ….) Những nguồn lực này xếp hạng từ 1 đến 5 (5 là yếu nhất – 1 là mạnh nhất)

Hãy tiến hành đánh giá từng loại rủi ro thiên tai và đánh giá hết các yếu tố của từng loại hình. Cuối cùng cộng lại, nếu tổng số điểm càng cao thì nghĩa là mức độ tổn thương của doanh nghiệp càng cao khi có thiên tai xảy ra.

Dựa vào đánh giá trên, có thể đưa ra thứ tự ưu tiên và các giải pháp ứng phó mà doanh nghiệp nên tập trung giải quyết tùy vào điệu kiện và nguồn lực của mình.