Khi mùa mưa đến thì miền Trung lại canh cánh nỗi lo bị mưa lũ tàn phá. Người miền Trung sợ nhất là bão. Đa phần bão đổ bộ vào miền Trung có sức công phá mạnh hơn khi vào miền Bắc, do miền Bắc có đảo Hải Nam (Trung Quốc) che chắn nên khi bão vào vịnh Bắc Bộ sức gió đã giảm nhiều. Còn biển miền Trung khá thông thoáng, phía trước tuy có quần đảo Hoàng Sa; nhưng đây chỉ là những đảo nhỏ và thấp nên không thể làm giảm thiểu sức gió khi bão tiến vào. Địa hình miền Trung có hình võng lồi về phía biển, nhiều đoạn khá bằng phẳng và đổi hướng tạo điều kiện cho bão tràn vào nhanh. Sông suối miền Trung có cấu tạo ngắn và dốc, khi mưa xuống làm nước tập trung nhanh, thường sinh lũ cao đột ngột, nhiều khi người dân không kịp trở tay với mưa lũ. Dãy núi Trường Sơn chạy dọc miền Trung có tác dụng làm bão đi chậm lại khi vào đất liền. Níu kéo mây mưa ở lại, thường gây mưa với cường độ mạnh và kéo dài cho các địa phương.Sinh ra các trận đại hồng thuỷ dữ dội. Để hạn chế mọi thiệt hại do bão lũ gây ra thì người dân miền Trung phải thật chủ động trong công tác phòng tránh.
Công tác của các cấp chính quyền
Đừng nghĩ nước không thể cao hơn, sự khắc nghiệt không ngờ của thiên nhiên ngày càng hung dữ. Miền Trung giờ đây có rất ít thanh niên vì ai ai cũng đi làm xa. Và chính vì điều đó mà mỗi khi lụt về, trong xóm cũng chẳng còn bao nhiêu thanh niên trai tráng mà chuyển đồ giúp người dân. Đọc tin 2 em bé còn rất nhỏ tuổi tại xã Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình đã cố gắng lắm mới đẩy bà cố và bà ngoại lên tra khi nước lên mới thấy lực lượng trai tráng hầu như không còn nhiều. Chính vì thế, mỗi thôn cần lập ra một đội ứng cứu do Đoàn thanh niên phụ trách với thuyền, áo phao… để mỗi khi mùa lụt về thì sẽ “ứng cứu” nhanh hơn, hạn chế thiệt hại cho bà con. Tại các xóm làng, thôn bản, chính quyền cần phải xây dựng một ngôi nhà to, kiên cố, ở nơi lũ cao ít ngập đến, trước mắt nhà dùng làm nơi tổ chức hội họp tập thể của xóm làng. Khi mưa lũ lớn xảy ra sẽ là nơi trú ngụ an toàn cho mọi người sơ tán đến. Đã đến lúc phải tính đến việc làm sao để người dân miền Trung có thể sống chung với bão, lũ chứ đừng để thiệt hại nặng nề rồi mới cứu trợ, khắc phục, mà chi phí đó cao gấp nhiều lần đầu tư ban đầu cho người dân vùng lũ nhưng không bền vững”.
Hình ảnh người dân “chạy lũ”
Hợp lý “4 hiện tại” cho dân vùng lũ
1. Để có thể cảnh báo và giảm thiểu thiệt hại cho người dân, điều trước tiên phải phân quyền đến các cấp xã, phường, thôn xóm cả về trách nhiệm lẫn quyền lợi. Ngoài việc nắm rõ số lượng dân, lượng lương thực dự trữ trong dân và của địa phương cùng phương tiện đi lại trong mùa lũ.Các địa phương này phải nắm rõ các vị trí ngập trũng theo từng cấp độ và thống nhất khi lũ cao đến cấp độ nào là triển khai kế hoạch di dời kịp thời người dân và tài sản lên vùng khô ráo. Tránh việc bị động khi di dời dân, hoặc di dời dân không hiệu quả. 2. Cần xây dựng và ấn định các vị trí tập kết an toàn cho người dân vùng trũng thấp. Đối với giải pháp này, ông Trữ chọn ra các điểm tập kết người dân và tài sản cùng lương thực, thực phẩm dự trữ phải đáp ứng các yêu cầu như sau: Bãi đất trống tự nhiên hoặc được huy động đắp cao hàng năm. Bãi đất trống này đủ rộng (có thể sử dụng các sân vận động) để quy hoạch rõ ràng các vị trí ở, nuôi nhốt gia súc, lương thực…, đồng thời khoan sẵn các giếng nước khoan để cung cấp nước sạch và xây dựng các nhà tạm lắp ghép để trú. Tuỳ theo số lượng dân mà có thể 2-3 xã một vị trí. Việc xây dựng vị trí này rất quan trọng vì nó có thể giúp người dân hạn chế thiệt hại về người và tài sản, đồng thời có thể cầm cự chờ trực thăng cứu trợ đến nếu lũ kéo dài. 3. Một vấn đề không kém phần quan trọng là trang bị phương tiện thông tin liên lạc đa chiều cho các địa phương. Các thông tin về bão lũ được chỉ đạo từ cấp thành phố, quận, huyện đến xã được kết nối thông suốt trên cùng một kênh, giúp các cấp có thông tin 2 chiều liên tục và kịp thời. Đặc biệt rất cần trong những trường hợp khẩn cấp. 4. Cần có lộ trình đầu tư phương tiện cho người dân vùng lũ như ghe thuyền đi lại trang thiết bị liên lạc theo thứ tự ưu tiên các khu vực trũng thấp và nguy cơ ngập lụt cao nhất. Bên cạnh đó, về vĩ mô, các địa phương cần xây dựng bản đồ ngập lụt của địa phương mình và các phương án di dời dân theo các mức dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn. Tất cả các chi phí trên được trích từ quỹ PCLB của địa phương.
Bùi Hải Nguyên sưu tầm internet