Xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau thiên tai

BY ON 27-09-2013 IN Những việc cần làm, Thông tin cần biết Comments Off

Sau thiên tai, nhiều doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến kinh doanh và việc làm của người lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch khắc phục hậu một cách quả hiệu quả và nhanh chóng để đưa hoạt động kinh doanh trở lại bình thường càng sớm càng tốt.

Về phía chính quyền và các tổ chức

Hỗ trợ các biện pháp giảm thuế, tìm nguồn hỗ trợ từ chính phủ nếu thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tìm kiếm và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chương trình vay vốn ngắn hạn và dài hạn.

Hỗ trợ lao động mất việc làm sau thiên tai

Những lao động có khả năng bị mất việc sau thiên tai là những người lao động làm ở các doanh nghiệp bị đóng cửa do thiệt hại nặng nề sau thiên tai. Lao động tự do, lao động nhập cư theo mùa vụ thường bị ảnh hưởng sau thiên tai. Những lao động làm việc trong khu vực chính thức và phi chính thức không có trợ cấp thất nghiệp. Những người sau thiên tai trở thành lao động chính trong gia đình. Nông dân mất đất canh tác hay các nguyên vật liệu, dụng cụ để canh tác. Cần có những chương trình để hỗ trợ việc làm và sinh kế cho các nhóm lao động này.

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho những vấn đề cụ thể sau:

  • Vay vốn phục hồi kinh doanh
  • Bồi thường bảo hiểm
  • Sửa chữa và dọn dẹp sau bão lũ
  • Xem lại hệ thống điện và hệ thống vận hành các thiết bị khác
  • Dọn dẹp hóa chất độc hại hay các vật liệu nguy hiểm sau thiên tai
  • Phương án tiếp tục kinh doanh sau thiên tai
  • Hỗ trợ người lao động
  • Các địa chỉ cần thiết cho công tác phục hồi và tái thiết

Hỗ trợ sức khỏe cho nhân viên

Những người đã trải qua thiên tai sẽ cần các hộ trợ đặc biệt để phục hồi.

  • Cung cấp đồ ăn, chỗ nghỉ ngơi và giải trí thích hợp.
  • Cho họ thêm thời gian ở nhà để chăm sóc gia đình nếu cần thiết.
  • Có chính sách mở để hỗ trợ tìm kiếm sự chăm sóc nếu cần thiết.
  • Tạo cơ hội để nhân viên có thể giãi bày về những nỗi lo ngại cũng như hy vọng của mình.
  • Trấn an mọi người rằng gia đình của họ sẽ được hỗ trợ và tìm cách hỗ trợ họ. Sự lo lắng về bình an của gia đình có thể ảnh hưởng không tốt đến những nhân viên đã trải qua thiên tai.
  • Đưa công việc hàng ngày trở lại bình thường ngay khi có thể. Những hoạt động bình thường hàng ngày trong công ty làm cho nhân viên năng động trở lại và giao tiếp xã hội hàng ngày sẽ giúp nhân viên hồi phục nhanh hơn sau những mất mát do thiên tai.
  • Tư vấn cần thiết để giúp nhân viên của bạn vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng (nếu có).
  • Khi sự cần thiết lắng nghe các hướng dẫn trong trường hợp khẩn cấp đã qua đi, hãy hạn chế xem TV và nghe đài phát thanh vì có thể tạo thêm áp lực cho chính bạn.
  • Chăm sóc bản thân. Những nhà lãnh đạo thường có xu hướng chịu đựng áp lực sau thiên tai. Sức khỏe và sự phục hồi của lãnh đạo là rất quan trọng đối với gia đình và nhân viên của công ty.