Tổng hợp các tin về bão lũ miền Trung

BY ON 30-09-2013 IN Dành cho cộng đồng, Gia đình Comments Off

TỔNG HỢP CÁC TIN VỀ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO Ở VIỆT NAM

Công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão ở Miền Trung: Công tác của các cấp chính quyền

Khi mùa mưa đến thì miền Trung lại canh cánh nỗi lo bị mưa lũ tàn phá. Người miền Trung sợ nhất là bão. Đa phần bão đổ bộ vào miền Trung có sức công phá mạnh hơn khi vào miền Bắc, do miền Bắc có đảo Hải Nam (Trung Quốc) che chắn nên khi bão vào vịnh Bắc Bộ sức gió đã giảm nhiều. Còn biển miền Trung khá thông thoáng, phía trước tuy có quần đảo Hoàng Sa; nhưng đây chỉ là những đảo nhỏ và thấp nên không thể làm giảm thiểu sức gió khi bão tiến vào.

Địa hình miền Trung có hình võng lồi về phía biển, nhiều đoạn khá bằng phẳng  và đổi  hướng tạo điều kiện cho bão tràn vào nhanh. Sông suối miền Trung có cấu tạo ngắn và dốc, khi mưa xuống làm nước tập trung nhanh, thường sinh lũ cao đột ngột, nhiều khi người dân không kịp trở tay với mưa lũ. Dãy núi Trường Sơn chạy dọc miền Trung có tác dụng làm bão đi chậm lại khi vào đất liền. Níu kéo mây mưa ở lại, thường gây mưa với cường độ mạnh và kéo dài cho các địa phương. Sinh ra các trận đại hồng thuỷ dữ dội.

Để hạn chế mọi thiệt hại do bão lũ gây ra thì người dân miền Trung phải thật chủ động trong công tác phòng tránh.

Công tác của các cấp chính quyền

Đừng nghĩ nước không thể cao hơn, sự khắc nghiệt không ngờ của thiên nhiên ngày càng hung dữ.

Miền Trung giờ đây có rất ít thanh niên vì ai ai cũng đi làm xa. Và chính vì điều đó mà mỗi khi lụt về, trong xóm cũng chẳng còn bao nhiêu thanh niên trai tráng mà chuyển đồ giúp người dân. Đọc tin 2 em bé còn rất nhỏ tuổi tại xã Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình đã cố gắng lắm mới đẩy bà cố và bà ngoại lên tra khi nước lên mới thấy lực lượng trai tráng hầu như không còn nhiều.

Chính vì thế, mỗi thôn cần lập ra một đội ứng cứu do Đoàn thanh niên phụ trách với thuyền, áo phao… để mỗi khi mùa lụt về thì sẽ “ứng cứu” nhanh hơn, hạn chế thiệt hại cho bà con.

Tại các xóm làng, thôn bản, chính quyền cần phải xây dựng một ngôi nhà to, kiên cố, ở nơi lũ cao ít ngập đến, trước mắt nhà dùng làm nơi tổ chức hội họp tập thể của xóm làng.Khi mưa lũ lớn xảy ra sẽ là nơi trú ngụ an toàn cho mọi người sơ tán đến.

Đã đến lúc phải tính đến việc làm sao để người dân miền Trung có thể sống chung với bão, lũ chứ đừng để thiệt hại nặng nề rồi mới cứu trợ, khắc phục, mà chi phí đó cao gấp nhiều lần đầu tư ban đầu cho người dân vùng lũ nhưng không bền vững”.

Người dân khổ khi phải "chạy lũ" như thế này

Người dân khổ khi phải “chạy lũ” như thế này

Hợp lý “4 hiện tại” cho dân vùng lũ

  • Thứ nhất, để có thể cảnh báo và giảm thiểu thiệt hại cho người dân, điều trước tiên phải phân quyền đến các cấp xã, phường, thôn xóm cả về trách nhiệm lẫn quyền lợi. Ngoài việc nắm rõ số lượng dân, lượng lương thực dự trữ trong dân và của địa phương cùng phương tiện đi lại trong mùa lũ. Các địa phương này phải nắm rõ các vị trí ngập trũng theo từng cấp độ và thống nhất khi lũ cao đến cấp độ nào là triển khai kế hoạch di dời kịp thời người dân và tài sản lên vùng khô ráo. Tránh việc bị động khi di dời dân, hoặc di dời dân không hiệu quả.
  • Thứ hai, cần xây dựng và ấn định các vị trí tập kết an toàn cho người dân vùng trũng thấp. Đối với giải pháp này, ông Trữ chọn ra các điểm tập kết người dân và tài sản cùng lương thực, thực phẩm dự trữ phải đáp ứng các yêu cầu như sau: Bãi đất trống tự nhiên hoặc được huy động đắp cao hàng năm. Bãi đất trống này đủ rộng (có thể sử dụng các sân vận động) để quy hoạch rõ ràng các vị trí ở, nuôi nhốt gia súc, lương thực…, đồng thời khoan sẵn các giếng nước khoan để cung cấp nước sạch và xây dựng các nhà tạm lắp ghép để trú. Tuỳ theo số lượng dân mà có thể 2-3 xã một vị trí. Việc xây dựng vị trí này rất quan trọng vì nó có thể giúp người dân hạn chế thiệt hại về người và tài sản, đồng thời có thể cầm cự chờ trực thăng cứu trợ đến nếu lũ kéo dài.
  • Thứ ba, một vấn đề không kém phần quan trọng là trang bị phương tiện thông tin liên lạc đa chiều cho các địa phương. Các thông tin về bão lũ được chỉ đạo từ cấp thành phố, quận, huyện đến xã được kết nối thông suốt trên cùng một kênh, giúp các cấp có thông tin 2 chiều liên tục và kịp thời. Đặc biệt rất cần trong những trường hợp khẩn cấp.
  • Thứ tư, cần có lộ trình đầu tư phương tiện cho người dân vùng lũ như ghe thuyền đi lại trang thiết bị liên lạc theo thứ tự ưu tiên các khu vực trũng thấp và nguy cơ ngập lụt cao nhất. Bên cạnh đó, về vĩ mô, các địa phương cần xây dựng bản đồ ngập lụt của địa phương mình và các phương án di dời dân theo các mức dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn. Tất cả các chi phí trên được trích từ quỹ PCLB của địa phương.

Bài học phòng chống lụt bão từ xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Sau cơn lũ lịch sử cuối tháng 9-2009 chúng tôi trở lại xã Đại Lãnh, phía Tây huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam – nơi thường xuyên đối mặt với những cơn “đại hồng thủy”. Mặc dù gần 3 tháng trôi qua, nhưng dấu vết hoành hành của thủy thần vẫn còn đó: rác rưởi vương vất đầy trên ngọn cây, cột điện; ngấn nước còn in rõ trên những nóc nhà; ruộng lúa và đường sá vẫn chìm trong lớp bùn non, cát bồi. Những bậc cao niên cho biết, chưa bao giờ ở đây phải hứng chịu một cơn lũ lớn như vậy.

  • Thầy Nguyễn Cơ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quang Tám xã Đại Lãnh, kể lại: “Ngày 28-9-2009, mưa lớn kéo dài, nước lũ bắt đầu dâng cao, người dân tổ chức đưa lúa, heo gà lên gác lửng – được làm cao hơn mức nước lũ năm 1999 – để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đến chiều tối 29-9, lũ dâng cao vượt mức lũ năm 1999 cả mét nước, có nơi lên tới 1,5m. Người dân bỏ mặc tài sản cho lũ cuốn trôi để lo thoát thân. Lũ lên rất nhanh trong đêm, đỉnh lũ cao chưa từng có, nhưng xã Đại Lãnh không bị tổn thất nhân mạng. Theo ông Nguyễn Tấn Nại, Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh, “kỳ tích” đó là nhờ chính quyền và người dân ở đây đã có cách “sống chung với lũ”.
  • Đầu tiên, ngôi nhà của người dân làm bằng gỗ hoặc xây đều có gác lửng. Gác lửng sẽ cao hơn mức nước lũ lớn nhất. Trên đó sẽ chứa toàn bộ của cải, lương thực nhằm không cho lũ cuốn trôi. Và, khi lũ lên người dân cũng di chuyển lên gác lửng cho an toàn tính mạng. Thế nhưng, nếu lũ quá lớn thì sao? “Phải thực hiện sơ tán dân tại chỗ!
  • Cụ thể, trước mỗi mùa mưa lũ, các thôn trong xã lập phương án sơ tán dân cho từng tổ dân cư, chọn ra những ngôi nhà kiên cố nhất, cao nhất trong tổ dân cư đó để làm sao đảm bảo di dân với quãng đường ngắn nhất. Bởi vì lũ có cường độ dòng chảy lớn thì không có ghe thuyền nào có thể di chuyển được, nếu sơ tán dân trên diện rộng thì độ nguy hiểm rất cao. Chỉ có phương án sơ tán dân tại chỗ theo từng tổ dân cư mới đảm bảo được an toàn tính mạng cho người dân. Phương án này được áp dụng thành công từ 10 năm qua”- ông Nguyễn Tấn Nại kể lại.
  • Tuy nhiên, trên thực tế số lượng nhà kiên cố tại các tổ dân cư vùng lũ rất ít nên khi xảy ra lũ lớn thường bị quá tải, câu chuyện tại thôn 8 là ví dụ. Đây là thôn nghèo nhất, cũng là nơi ngập sâu nhất của Đại Lãnh, gồm có 165 nóc nhà với 750 người dân. Mặc dù dân số đông đúc nhưng chỉ có 30 căn nhà xây cấp 4, tuy vậy, ngần ấy ngôi nhà đã trở thành nơi chen chúc tránh lũ của 750 người trong cơn bão số 9 vừa qua.

Công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão ở Miền Trung : Công tác của người dân trong vùng chịu rủi ro thiên tai

Có nhiều kinh nghiệm đơn giản, chỉ mất một ít công sức nhưng mang lại hiệu quả cao như:

  • Trước mùa mưa lũ các gia đình cần chặt bớt các cành cây sâu, cành cây chĩa vào gần nhà để phòng gió mạnh bẻ gãy, văng vào nhà.
  • Nếu nhà yếu thì đóng cọc 4 góc, dùng dây thép néo chặt, nhà lợp bằng rơm rạ, cây cói, lá cọ, lá dừa thì đan phên thưa phủ kín nóc rồi buộc chặt để tránh gió xoáy làm tốc mái.
  • Nhà lợp bằng ngói thì dùng xi măng gắn liên kết lại, nếu lợp ngói Phibrô ximăng thì dùng bao cát đè lên.

Trong cái khó ló cái khôn

Rút kinh nghiệm từ bão Xangsane, ông Lê Văn Rời (87 tuổi), cư trú tại thôn Phú Túc xã Phú Hoà (Hòa Vang - Đà Nẵng) đã tự mày mò xây hầm để tránh bão. Khi bão số 9 đánh vào thì toàn gia đình cùng nhiều người hàng xóm được cư trú nhờ trong hầm đã an toàn.

Ông Rời tâm sự “chỉ cần mấy bao xi măng, hai xe cát sỏi tốn chưa tới hai triệu đồng là có hầm kiên cố. Vùng này năm nào cũng xảy ra bão và gió lốc nên dân phải tránh nạn suốt. Nếu nhà nào cũng xây được hầm thì không phải lo lắng mỗi khi có bão về nữa”.

Trước đây cả miền Trung phải đào hầm để tránh bom đạn của kẻ thù; thì ngày nay sáng kiến làm hầm tránh bão trên cần được nhân rộng. Vì vậy, các hộ gia đình nơi đây nên tự làm cho mình một chiếc hầm tránh bão. Để cho các cơn bão tới miền Trung giảm thiểu được nhiều mọi thiệt hại nhất là về người.

Có thể chứng minh rằng việc sống chung cùng lũ lụt đã được cha ông xưa đúc kết với những kết cấu ngôi nhà xưa một cách rõ nét. Nhà nào cũng có những căn gác lửng gần mái (người dân miền trung gọi là tra), những thức ăn như cốm gạo, mì tôm vẫn được dự trữ trong nhà mỗi mùa mưa lụt đến. Cứ mưa to, nước dâng là cả nhà gồm 6-10 người từ ông bà, bố mẹ, con cái lại lên tra ngồi mà không lo gì cả với những thứ dự trữ đã có sẵn mỗi khi mưa lớn kéo về.

Sau trận lũ lịch sử năm 1999 thì những cái tra ấy có vẻ không còn giá trị nữa khi dòng nước đã lên hơn chóp mái nhà thì người dân quê đã nhận thức được cần có những biện pháp xa hơn, với tầm nhìn rộng hơn vì “lũ lụt càng ngày càng khắc nghiệt - nước về  nhanh hơn, cao hơn và lâu hơn”.

Thế rồi sau cơn lụt năm 1999, dân quê cũng dần dần xây nhà theo kiểu chóp mái đã có thêm mái hiên bằng để mỗi mùa lụt về có thể thoát ra dễ dàng nếu nước dâng lên cao. Mỗi xóm hầu hết điều có những con thuyền lớn để khi lụt về có thể chuyển người lên phía cao hơn một cách nhanh chóng.

Nhiều mẫu nhà chống bão thuộc Dự án Phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại về nhà ở do bão gây ra ở miền Trung (DW) đã được xây dựng ở nhiều địa phương tại TT-Huế. Và các mẫu nhà này vừa nhận giải thưởng quốc tế về nhà ở năm 2008 do Quỹ Xây dựng nhà ở xã hội được bảo trợ bởi Chương trình định cư Liên hợp quốc trao tặng.

Những ngôi nhà chống bão theo tiêu chuẩn an toàn được xây dựng tại TT-Huế đều có thiết kế, kỹ thuật xây dựng khá đơn giản, cộng với giá thành chỉ cao hơn các ngôi nhà bình thường từ 3-5% rất thích hợp với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển đầm phá có nguy cơ thiệt hại do bão gây ra.

Nhà chống bão khi xây dựng phải đảm bảo theo đúng 10 tiêu chuẩn, đảm bảo rằng các bộ phận nền móng, tường, kết cấu mái và kết cấu bao che đều được liên kết và neo giữ chắc với nhau, cửa ra vào, cửa sổ phải khít, đủ then, chốt để khoá, giằng chống được, đồng thời trồng cây xung quanh nhà để chắn gió.

Thực tế, nếu xây dựng theo qui chuẩn một ngôi nhà chống bão có giá thành chỉ cao hơn nhà bình thường từ 3-5% rất thích hợp với những vùng đầm phá, ven biển.Hiệu quả của việc xây dựng nhà chống bão đã được minh chứng qua các đợt bão lụt trên địa bàn TT-Huế, những ngôi nhà thực hiện đúng qui cách ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc đều an toàn vượt qua lũ bão.

Với việc đầu tư kinh phí không quá lớn để có một ngôi nhà an toàn nên người dân các địa phương đã học tập và xây dựng hàng ngàn nhà theo qui chuẩn chống bão.

Gia cố nhà cửa trước khi cơn bão đến

Nếu ngôi nhà của bạn ở vị trí an toàn khi bão lũ hoành hành thì cũng nên gia cố và bảo vệ căn nhà trước khi bão đổ bộ vào. Những vị trí yếu nhất của căn nhà là: Mái nhà, cửa ra vào, các cửa sổ, các mái hiên. Gia cố bằng cách chằng buộc chắc chắn, dán băng keo vào các cửa kính, đóng tất cả các cửa sổ gỗ… Điện có thể sẽ bị cắt trong khi bão lũ đang hoành hành tại khu vực bạn sinh sống. Nhưng nếu nhà đang bị ngập lụt và có nguy cơ chập điện, bạn hãy chủ động cắt nguồn điện cung cấp.Nên tự trang bị bình ắc quy để sử dụng cho những thiết bị thực sự cần thiết. Đừng cố gắng chạy máy phát điện, hoặc nổ máy xe gắn máy để lấy ánh sáng từ đèn pha trong nhà kín vì khi hoạt động chúng sẽ sinh ra khí CO – khí độc có thể giết chết cả nhà do bị ngạt. Sẽ rất nguy hiểm nếu vị trí nhà ở của bạn ở cạnh hoặc rất gần sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Vì vậy, bạn cần có kế hoạch thay đổi, hoặc chuyển đến những khu vực an toàn hơn. Nếu chưa có điều kiện, hãy chủ động sơ tán, hoặc di chuyển đến những khu vực an toàn hơn khi có tin chính thức về bão lũ.

Đề phòng nắp hố ga trên đường

Luôn luôn mang theo điện thoại di động khi bạn quyết định ra ngoài. Tránh xa các đường dây điện, cột điện bị ngã đổ.Tránh xa cây đổ, không tìm cách vượt qua các cây đổ chắn ngang đường vì có thể dây điện đang bị mắc vào. Ghi nhớ các vị trí có các công trình xây dựng vì có thể có các hố sâu và bạn không thể nhìn thấy do chúng bị ngập lụt. Nên có gậy chống khi đi trên đường bị ngập lụt để dò đường bởi các nắp hố ga thoát nước trên đường có thể đã bị cuốn trôi, trở thành hố tử thần. Không sử dụng nguồn nước ngầm trong khu vực đang bị ngập lụt. Nếu đang ở vị trí sơ tán thì chớ quay lại nhà ở tới khi các cấp chính quyền cho phép bởi nguy cơ sạt lở đất, lũ quét… có thể vẫn còn tồn tại ngay cả khi bão đã tan. Khi công ty điện lực khôi phục và sửa chữa để cung cấp điện trở lại, hãy chú ý tắt toàn bộ các thiết bị, hoặc ngắt chúng ra khỏi nguồn điện trước khi bạn quyết định đóng cầu dao tổng cung cấp điện cho ngôi nhà.Nên kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện trước khi sử dụng. Tuyệt đối không dùng các thiết bị điện đã bị ngấm nước hoặc chìm trong nước trong khi bão lũ. Không nên mở hoặc tháo các thiết bị điện và tự ý sửa chữa chúng.

Nếu bạn ở vùng có thể xảy ra lụt, trước khi lụt bạn sẽ phải chuẩn bị thứ gì?

Khung giàn giáo xây dựng, tốt nhất là 2 người cần 1 bộ, tức 2 khung đơn, nó có nhiều kích thước cao 1,7m; 1,5m; hoặc 0,9m. Nhà nhiều người thì cần nhiều hơn.

Bà con một số vùng tại TP HCM bị triều cường có thể chọn khung cao 0,9m.

Khung chính giàn giáo, 3 cỡ thông dụng

Khung chính giàn giáo, 3 cỡ thông dụng

Bắt vít thêm giằng chéo để đảm bảo an toàn – bắt buộc phải có.

Giằng chéo

Giằng chéo

Sàn thao tác: mỗi bộ cần 3-5 tấm, tùy cỡ. Tùy số người trong nhà, tính ra số bộ cần.

Ván sàn chống lụt

Ván sàn chống lụt

Sau khoảng 15 phút, có thể lắp được một “sàn chống lụt” (cao hơn nền nhà khoảng 1.7m).

Sàn chống lụt

Sàn chống lụt

Nếu nước lên cao thì lắp chồng lên thành giàn cao nhưng phải đảm bảo an toàn (hình sau cao hơn nền nhà khoảng 3,4m).

 Làm dàn chống lụt khi nước lên cao

Nước lên cao

- Chỉ đưa lên con người và những vật dụng cần thiết.

- Chỉ nên lắp trong nhà, lắp ngoài trời dễ bị nước cuốn trôi rất nguy hiểm.

Khung giàn giáo và sàn thao tác lại khá nhẹ, việc lắp này rất dễ, chỉ nhìn hướng dẫn sơ qua là ai cũng có thể lắp được. Kết cấu này có độ chắc tốt vì hiện nay cả thế giới đang dùng trong các công trình xây dựng.

Khi lũ lụt đi qua có thể tháo ra, cất gọn một chỗ để dành những năm sau.

 Bà cụ tự lợp mái nhà

Nếu dưới chân cụ bà này có một bộ giàn giáo thì an toàn hơn nhiều

Nếu bạn đã chuẩn bị xong cho nhà mình an toàn, thì hãy cố gắng giúp đỡ hàng xóm.

Kinh nghiệm đóng gói “nước giếng” giữa biển nước lụt.

Qua sơ bộ thống kê từ báo chí về khắc phục nạn ô nhiễm sau lũ lụt thì nổi lên chuyện hàng trăm nghìn giếng nước trong dân cư bị lũ lụt làm ô nhiễm. Đây là điều đáng tiếc vì đã có giải pháp “giữ sạch giếng nước vùng lũ lụt” đã nhiều năm nay.Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt giếng nước vẩn bị nhiễm bẩn nước lụt?

Trước hết là khâu tuyên truyền phổ biến.

Thật ra các phương tiện truyền thông những năm qua cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này trên các trang mạng vẫn lưu giữ giải pháp này.

Tuy vậy người thật sự quan tâm tìm hiểu chưa nhiều vào đầu mùa mưa chưa hướng cho người dân chú ý những kỹ năng cần thiết khi gặp bão lũ. Nếu được tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở từng địa phương hay đăng trên báo viết là hiệu quả nhất. Tiếc rằng do người dân còn thiếu thông tin về cách bảo vệ giếng khi gặp lũ lụt là không ít.

Vấn đề thứ hai là mất thời cơ hay bỏ quên. 

Dù người dân đã biết cách bảo vệ giếng nước nhưng rồi khi nước lũ đang dâng lên thì tâm trạng ai cũng phải cuống quýt với bao nhiêu thứ việc cần làm ngay. Tuy nhiên trường hợp này có thể khắc phục là trong một khu dân cư không thể người, mọi nhà đều quên cả.

Phải có một tỉ lệ xác suất nào đó có người nhớ để bảo vệ giếng nước như vậy, sau đó cùng chia sẻ nước giếng sạch cho nhau dùng. Giữ sạch giếng nước vùng lũ lụt hết sức đơn giản, đơn giản đến bất ngờ.

Hãy chuẩn bị một tấm không thấm nước như vải mưa, bạt nhựa… và sợi dây. Nhớ trước khi nước lụt tràn qua miệng giếng là bịt miệng giếng và dùng dây buộc chặt lại.

Bảo vệ nước giếng trong mùa mưa lũ