Kinh nghiệm đóng gói “nước giếng” giữa biển nước lụt.
Qua sơ bộ thống kê từ báo chí về khắc phục nạn ô nhiễm sau lũ lụt thì nổi lên chuyện hàng trăm nghìn giếng nước trong dân cư bị lũ lụt làm ô nhiễm. Đây là điều đáng tiếc vì đã có giải pháp “giữ sạch giếng nước vùng lũ lụt” đã nhiều năm nay. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt giếng nước vẫn bị nhiễm bẩn do nước lụt?
Trước hết là khâu tuyên truyền phổ biến.
Thật ra các phương tiện truyền thông những năm qua cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này trên các trang mạng vẫn lưu giữ giải pháp này.
Tuy vậy người thật sự quan tâm tìm hiểu chưa nhiều vào đầu mùa mưa chưa hướng cho người dân chú ý những kỹ năng cần thiết khi gặp bão lũ. Nếu được tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở từng địa phương hay đăng trên báo viết là hiệu quả nhất. Tiếc rằng do người dân còn thiếu thông tin về cách bảo vệ giếng khi gặp lũ lụt là không ít.
Vấn đề thứ hai là mất thời cơ hay bỏ quên.
Dù người dân đã biết cách bảo vệ giếng nước nhưng rồi khi nước lũ đang dâng lên thì tâm trạng ai cũng phải cuống quýt với bao nhiêu việc cần làm ngay. Tuy nhiên trường hợp này có thể khắc phục là trong một khu dân cư không thể mọi người, mọi nhà đều quên cả.
Phải có một tỉ lệ xác suất nào đó có người nhớ để bảo vệ giếng nước như vậy, sau đó cùng chia sẻ nước giếng sạch cho nhau dùng. Giữ sạch giếng nước vùng lũ lụt hết sức đơn giản, đơn giản đến bất ngờ.
Hãy chuẩn bị một tấm không thấm nước như vải mưa, bạt nhựa… và sợi dây. Nhớ trước khi nước lụt tràn qua miệng giếng là bịt miệng giếng và dùng dây buộc chặt lại.
Kinh nghiệm làm giàn giáo tránh lụt
Nếu bạn ở vùng có thể xảy ra lụt, trước khi lụt bạn sẽ phải chuẩn bị thứ gì?
- Lương thực dự phòng (gạo, mì tôm, muối mắm…và không hạn chế thịt gà, thịt bò!), bếp dầu, bếp gas (lấy dây cột bình gas tránh bị trôi), không có thì dùng củi (củi nào dễ cháy và chẻ sẵn), bật lửa, diêm… Đừng quên dầu gió, dầu tràm và …thuốc đau bụng (điều này liên quan đến mục “hậu cần tại chỗ” của công tác phòng chống lụt, và quan niệm “hãy tự cứu mình” không sai trong lúc này). Tất cả phải gọn gàng, có thể cho bao tải để khi cần có thể xách lên trước ngay.
- Khung giàn giáo xây dựng, tốt nhất là 2 người cần 1 bộ, tức 2 khung đơn, có nhiều kích thước cao 1,7m; 1,5m; hoặc 0,9m. Nhà nhiều người thì cần nhiều hơn.
Bà con một số vùng tại TP HCM bị triều cường có thể chọn khung cao 0,9m.
Bắt vít thêm giằng chéo để đảm bảo an toàn – bắt buộc phải có.
Sàn thao tác: mỗi bộ cần 3-5 tấm, tùy cỡ. Tùy số người trong nhà, tính ra số bộ cần.
Sau khoảng 15 phút, có thể lắp được một “sàn chống lụt” (cao hơn nền nhà khoảng 1.7m).
Nếu nước lên cao thì lắp chồng lên thành giàn cao nhưng phải đảm bảo an toàn (hình sau cao hơn nền nhà khoảng 3,4m).
Chỉ đưa lên con người và những vật dụng cần thiết.
Chỉ nên lắp trong nhà, lắp ngoài trời dễ bị nước cuốn trôi rất nguy hiểm.
Khung giàn giáo và sàn thao tác lại khá nhẹ, việc lắp này rất dễ, chỉ nhìn hướng dẫn sơ qua là ai cũng có thể lắp được. Kết cấu này có độ chắc tốt vì hiện nay cả thế giới đang dùng trong các công trình xây dựng.
Khi lũ lụt đi qua có thể tháo ra, cất gọn một chỗ để dành những năm sau.
Nếu bạn đã chuẩn bị xong cho nhà mình an toàn, hãy cố gắng giúp đỡ hàng xóm.